Tổng giám đốc VNG Lê Hồng Minh bán gần 1 triệu cổ phiếu đắt giá nhất sàn
Từ cơ duyên này, Trần Tâm có được sự chú ý của các giám đốc quốc gia (người nắm quyền cử thí sinh tham dự các cuộc thi hoa hậu quốc tế) của nhiều nước và nhận về cơ hội thiết kế trang phục văn hóa dân tộc, dạ hội.Hai phụ nữ thò đầu qua cửa sổ trời 'hóng gió' trên cao tốc: Quá nguy hiểm!
Nếu nghĩ rằng khóc khiến họ bớt đàn ông đi thì chúng ta cần thay đổi ngay tâm lý này. Nếu phụ nữ mạnh mẽ có thể khóc thì đàn ông mạnh mẽ cũng vậy. Đã đến lúc loại bỏ mọi tiêu chuẩn cũ và hãy xem đàn ông khóc là chuyện bình thường, theo Mind Journal.
Món trà chanh giã tay ngon cỡ nào mà người trẻ xếp hàng dài đợi mua?
Lần đầu tiên tôi biết về mẹ hình như là lúc lên 4, khi đó ba vừa tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 1 ở Hà Nội về. Đó cũng là lần đầu tiên ba gặp đứa con gái thứ 2 là tôi.Sáng hôm đó, hình như mẹ lúi húi trong bếp, ba bế tôi xuống hỏi: "Em cho ba con anh ăn gì?". Tôi đòi ăn khoai, là hai củ khoai hôm trước ba nói để sáng mai hẵng ăn. Mẹ nói con ăn cơm đi, mẹ ăn khoai rồi. Tôi khóc ăn vạ. Ba bế tôi lên vai nói ra vườn hái cam. Mẹ nhìn theo hai cha con rồi nói: "Có ba về là nhõng nhẽo quá, ở nhà với mẹ có thế đâu…".Tôi không thể nào diễn tả được ánh mắt ấy, chỉ là sau này nhớ lại, ngẫm nghĩ thì hiểu rằng: Đó là lời của một người vợ, người mẹ hạnh phúc.Ba mẹ cưới nhau xong thì ba đi bộ đội rồi giải ngũ, học tiếp cấp 3. Ba bắt đầu ra Hà Nội học đại học thì mẹ có bầu tôi. Trong bốn năm xa cách ấy là bom đạn, thiếu thốn, mẹ một mình làm ruộng, nuôi hai con và chăm sóc ba mẹ chồng. Chừng ấy năm tháng xa chồng của một người vợ trẻ hẳn không ít khó khăn và cả đau khổ. Nhưng, khi có thể dựa đỡ vào chồng, dù chỉ là dỗ đứa con gái hờn dỗi, với mẹ đó là khoảnh khắc hạnh phúc vỡ òa. Cái cảm giác hạnh phúc trên khuôn mặt, ánh mắt mẹ rõ ràng đến nỗi 55 năm sau, tôi vẫn nhớ như in, như thể xem lại một cảnh phim ấn tượng.Mùa đông đầu tiên sau khi đi làm, ba mua cho mẹ một cái áo bông chần màu đen láng mượt. Với quê miền Trung thời đó, chiếc áo là của hiếm. Khi ba đang ở nhà, lúc nào mẹ cũng mặc. Hôm đó, trời lạnh lắm, đi cấy về, mẹ khoe với ba: "Bữa ni ở ngoài đồng ai cũng khen áo đẹp, các chị ấy nói cả làng ni, chưa có ai được chồng mua áo đẹp cho như vậy".Mẹ cười, mắt lấp lánh. Người ta hẳn sẽ hạnh phúc tận cùng khi chỉ yêu, hiến dâng, không chờ đợi, không đòi hỏi và khi được trao đền, thì cảm giác như đó là quà tặng vô giá.Ba tôi đi công tác xa, năm thì mười họa về nhà một bữa. Mỗi lần ba về, trong nhà như có tiệc. Mẹ nấu cho ba những món ngon nhất mà quanh năm mấy mẹ con chẳng mấy khi được ăn. Có con lợn nuôi mấy tháng chờ tết cân cho mậu dịch để lấy lụa, bột mì, ba đòi làm thịt, mẹ đồng ý luôn. Cứ tưởng ba chỉ lấy bộ lòng ăn rồi để các thứ còn lại cho mẹ bán, ai dè ba nói: "Chia ra từng các phần nhỏ, biếu hết bà con quanh nhà".Năm tháng hiện hữu của mẹ ngắn ngủi, nhưng mẹ sống trong chúng tôi và những người biết bà rất dài, rất lâu với một khuôn mặt hạnh phúc. Hạnh phúc vì được sống cho người khác, được yêu hết mình.Mẹ làm theo, nét mặt rất vui.Có cái ao trước cửa nhà, mẹ thả cá để cuối năm thu hoạch. Ba về bất chừng, gọi người tát nước, bắt cá chia cho cả xóm, mẹ cũng chiều ý ba. Các dì tôi nói: "Mạ mấy đứa yêu và chiều chồng vô điều kiện".Mẹ ốm, đi viện đâu hơn tháng thì về nhà. Làng xóm tới thăm rất đông, ai mẹ cũng quay mặt ra chào, cố tiếp chuyện giữa những cơn đau. Duy chỉ có chị cả tôi ôm đứa em út lúc đó mới 10 tháng tuổi tới thì mẹ quay mặt vào vách. Bà nội tôi nói: "Các con để cho mẹ nghỉ". Sau này, khi mẹ mất lâu lâu, bà giải thích với tôi: "Lúc đó mẹ con sợ em nó nhớ ra mẹ rồi vài bữa nữa, không còn mẹ, em nó khóc, bà cháu mình không dỗ được".Mẹ là vậy, kể cả khi sắp rời cõi đời, vẫn chỉ nghĩ cho người khác.Sau này, gặp những chuyện này kia, đôi khi tôi sững lại, tự hỏi: "Nếu là mẹ, bà sẽ xử lý thế nào nhỉ?". Và khi đã lội qua nhiều năm tháng và đường đất cuộc đời, tôi tìm được câu trả lời chung cho nhiều tình huống: Mẹ đã nghĩ và làm như tính cách trời sinh, mọi sự đều nghĩ cho người khác, sống cho người khác. Mẹ cũng không có cơ hội chiêm nghiệm như thế là đúng hay sai, bởi bà đã ra đi khi chưa kịp nhìn lại…Năm tháng hiện hữu của mẹ ngắn ngủi, nhưng mẹ sống trong chúng tôi và những người biết bà rất dài, rất lâu với một khuôn mặt hạnh phúc. Hạnh phúc vì được sống cho người khác, được yêu hết mình.Và những đứa con của mẹ cũng hạnh phúc mỗi khi nhớ về người.
Ngày 7.2, UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin, Ban Thường vụ tỉnh Đồng Tháp đã thống nhất chủ trương tổ chức Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần thứ 2 trong tháng 1.2026 qui mô cấp tỉnh nhằm góp phần quảng bá hình ảnh, tôn vinh nghề trồng hoa kiểng của địa phương. Đồng thời cũng là dịp để tỉnh thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Theo kế hoạch, thời gian dự kiến tổ chức Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần thứ 2 diễn ra từ ngày 16.1 đến 25.1.2026 tại TP.Sa Đéc với nhiều hoạt động hấp dẫn như: hội thảo, hội nghị kết nối giao thương ngành hàng hoa kiểng; nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm hoa kiểng; phiên chợ hoa kiểng; không gian sắc hoa Sa Đéc; hội thi và triển lãm kiểng cổ, bon sai quốc tế; không gian chợ hoa Sa Đéc xưa; đại cảnh hoa trên mặt nước sông Tiền…Ngoài ra, Đồng Tháp cũng sẽ tổ chức tuyến đường chiếu sáng nghệ thuật; thi cổng hoa, đường hoa, vườn hoa công sở đẹp; thi tạo hình nghệ thuật từ hoa; tour du lịch trải nghiệm "làng hoa Sa Đéc"; tổ chức đêm nhạc chủ đề về hoa Sa Đéc; tổ chức không gian đờn ca tài tử và hò Đồng Tháp; cùng nhiều hoạt động văn hóa thể thao, trò chơi dân gian hấp dẫn. Để Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần thứ 2 được chỉnh chu, hấp dẫn, tạo ấn tượng đẹp cho du khách, tỉnh Đồng Tháp đã yêu cầu TP.Sa Đéc tập trung đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành tuyến đường N7 để thành tuyến đường hoa mới vào trung tâm làng hoa Sa Đéc; đầu tư chỉnh trang lại Công viên Sa Đéc; chỉnh trang các khu vực cửa ngõ, các tuyến đường nội ô; vận động các điểm du lịch, các hộ dân tham gia trồng hoa kiểng trang trí trước nhà, ban công và trong sân vườn, sắp xếp lại các giàn hoa, chậu hoa trong khu làng hoa để tạo điểm nhấn và mỹ quan…TP.Sa Đéc có diện tích trồng hoa, kiểng khoảng 978 ha là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Đồng Tháp, mỗi năm đón gần một triệu lượt du khách đến tham quan. Hiện nay, hoa kiểng Sa Đéc không chỉ bán khắp cả nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Năm 2024, giá trị sản xuất hoa kiểng của TP.Sa Đéc ước khoảng 3.300 tỉ đồng. Chủ trương của TP.Sa Đéc sẽ phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn nên hàng năm địa phương đều tổ chức lễ hội hoa vào dịp cuối năm...
Con đường hoa tràm nở vàng rực thu hút bạn trẻ đến chụp hình
Đội Trường ĐH RMIT đã có khởi đầu khá tốt tại vòng loại khu vực TP.HCM, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO. Ở trận ra quân gặp đội Trường ĐH Gia Định, đội Trường ĐH RMIT đã 2 lần vượt lên dẫn trước đối thủ (dẫn 1-0 và 2-1). Lần lượt, Nguyễn Đỗ Minh Hiếu và Sengduangmisay Salavut (người Lào) lập công cho đội Trường ĐH RMIT. Ở phía ngược lại, Lê Vũ Bảo (phút 40+2) và Võ Nguyễn Kiếm Anh (phút 80+5) là những cái tên đã ghi bàn giúp đội Trường ĐH Gia Định giành lại 1 điểm quý giá.Việc không duy trì được sự tập trung trong những phút bù giờ khiến cho "đội bóng nhà giàu" đánh rơi 3 điểm đầy tiếc nuối. "Thật sự rất đáng tiếc khi đội không thể giành 3 điểm ở trận ra quân. Hai tình huống mà chúng tôi nhận bàn thua đều giống nhau, khi thời gian bù giờ chỉ còn đúng 1 phút là bị gỡ hòa. Chúng tôi sẽ cải thiện điều này. Tuy nhiên, các cầu thủ của đội Trường ĐH RMIT đã thi đấu với 200% sức lực, đúng với kỳ vọng của tôi", HLV trưởng Võ Trung Kiên bày tỏ.Theo HLV Trung Kiên, đội Trường ĐH RMIT cần phải cải thiện thêm nhiều về thể lực. Bởi 2 bàn thua ở những phút bù giờ đến từ việc các cầu thủ đã thấm mệt, chuột rút... nên không thể duy trì sự tập trung và theo kèm được đối phương. Nếu khắc phục được hạn chế về mặt thể lực, đội Trường ĐH RMIT hứa hẹn sẽ trở nên khó chịu hơn.Nổi bật trong đội hình của Trường ĐH RMIT là "ngoại binh" Lào Sengduangmisay Salavut, người đã ghi bàn ngay trong trận đấu đầu tiên. Về cầu thủ người Lào, HLV Trung Kiên nhận định: "Cầu thủ sinh viên người Lào chính là một trong những cá nhân tốt nhất của đội Trường ĐH RMIT. Cậu ấy là nhân tố chủ chốt trong lối chơi của chúng tôi, bên cạnh cầu thủ đeo băng đội trưởng. Hai bạn này là hạt nhân mà tôi tin tưởng, có thể giúp đội Trường ĐH RMIT kiểm soát trận đấu cũng như giải quyết khâu ghi bàn"."Đây là lần đầu tiên tôi dẫn dắt đội Trường ĐH RMIT tham dự giải bóng đá sân 11. Nên khi các cầu thủ đặt vấn đề, tôi chỉ dám nói là chúng ta sẽ dự giải với tâm thế là đội bóng yếu nhất bảng. Điều này sẽ tạo ra tâm lý thoải mái nhất cho các cầu thủ. Nhưng khi nhập cuộc, chúng tôi đều thi đấu với 200% sức lực. Nếu thể hiện tốt thì sẽ có kết quả tốt.Đội Trường ĐH RMIT còn 2 trận nữa ở nhóm 3, gặp đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (vào ngày 4.1) và đội Trường ĐH Văn Lang (vào ngày 9.1) đều rất mạnh. Chúng tôi vẫn giữ tinh thần như vậy, vẫn chơi với 200% sức lực. Trong bóng đá không nói trước được điều gì, biết đâu sẽ có bất ngờ", HLV Trung Kiên nói thêm.